Kinh nguyệt không đều ở tuổi 20 là gì? Có sao không?
Kinh nguyệt không đều ở tuổi 20 nếu diễn ra trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như những vấn đề về sinh sản sau này. Dù là với nguyên nhân gì gây ra thì cũng có ảnh hưởng tới sức khoẻ và tâm sinh lý, thậm chí là tới khả năng làm mẹ của phụ nữ khi mắc các bệnh phụ khoa.
Vì kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì chỉ kéo dài tối đa không quá 3 năm. Trong trường hợp việc rối loạn kinh nguyệt kéo dài tới 7 năm mà chưa ổn định thì chúng tôi khuyên bạn nên đến phòng khám phụ khoa ngay lập tức.
Kinh nguyệt không đều ở tuổi 20
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường của người phụ nữ. Kinh nguyệt xuất hiện đánh dấu sự dậy thì của người con gái (thông thường từ 10-16 tuổi là tuổi dậy thì) và kết thúc ở tuổi mãn kinh (thông thường là trên 50 tuổi).
Đa phần ở tuổi 20 kinh nguyệt của người phụ nữ đã trở nên ổn định và đều đặn hàng tháng bởi vào lúc này cơ thể người phụ nữ đã phát triển khá hoàn thiện về tất cả các chức năng, kể các chức năng của buồng trứng.
Tuy nhiên cũng có không ít người lại gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở độ tuổi này hoặc tình trạng kinh nguyệt không đều kéo dài từ tuổi dậy thì đến năm 20 tuổi.
5 dạng rối loạn kinh nguyệt tuổi 20:
• Kinh sớm: Một tháng có kinh 2 lần hoặc số ngày của chu kỳ kinh dưới 21 ngày thì là hiện tượng kinh sớm. Rất nhiều bạn ở tuổi 20 thường gặp phải hiện tượng rối loạn kinh nguyệt kinh sớm.
• Kinh thưa: Chu kỳ kinh nguyệt từ trên 35 ngày thì được xem là kinh thưa.
• Kinh nguyệt quá ít hoặc quá nhiều (cường kinh): Nếu gặp phải tình trạng kinh nguyệt quá ít (dưới 50ml) hoặc quá nhiều (trên 80ml) diễn ra trong một thời gian dài thì đây cũng là một dạng của rối loạn kinh nguyệt
• Rong kinh: Rất nhiều bạn gặp phải hiện tượng rong kinh ở tuổi 20 gây rất nhiều phiền toái và thậm chí là ảnh hưởng tới tính mạng. Rong kinh sẽ khiến số lượng máu mất đi quá nhiều và nhiều ngày so với thông thường người phụ nữ chỉ hành kinh trong 3-7 ngày và chỉ mất tầm 80ml máu mỗi lần hành kinh.
• Thống kinh: Là hiện tượng đau bụng kinh trước hoặc trong kỳ hành kinh một cách dữ dội làm ảnh hưởng đến công việc và học tập của người phụ nữ.
Nguyên nhân kinh nguyệt không đều ở tuổi 20:
Thường do mất cân bằng nội tiết tố do mất ngủ, căng thẳng, stress… Ngoài ra kinh nguyệt không đều còn do tập luyện hoặc làm việc quá sức hay do mắc phải một số bệnh phụ khoa như viêm tử cung, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, buồng trứng đa nang…
Để khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 20, chị em có thể tham khảo một số cách điều trị kinh nguyệt không đều sau:
• Cải thiện chế độ dinh dưỡng: Nên bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả sạch để cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đồng thời nên bổ sung các loại thức ăn, đồ uống từ đậu nành để tăng cường hormone estrogen cho cơ thể.
• Xử lý nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều: Để khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt trước hết cần tìm hiểu nguyên nhân gây nên là gì thì từ đó mới có biện pháp xử lý chính xác và hiệu quả được. Vì vậy việc tìm hiểu nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt là rất quan trọng.
• Đi khám bác sĩ: Đi khám bác sĩ là điều mà bất kỳ ai khi bị rối loạn kinh nguyệt kéo dài cũng nên thực hiện bởi sẽ xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì từ đó có biện pháp khắc phục chính xác nhất. Ngoài ra việc thăm khám định kỳ 6 tháng 1 lần các bệnh phụ khoa giúp chị em tầm soát được các bệnh phụ khoa.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ
Địa chỉ: Số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Tổng đài tư vấn miễn phí: 0365115116 hoặc Click Tư Vấn Miễn Phí.
Bạn nên xem:
[Kinh nguyệt không đều có thai không] Nguyên nhân, Cách điều trị triệu chứng
Phòng Khám Sản Phụ Khoa ở Hà Nội có bác sĩ giỏi
Phòng khám phụ khoa uy tín ở Hà Nội
Kinh nguyệt không đều là gì?
Kinh nguyệt không đều là trường hợp chu kỳ kinh nguyệt của con gái hoạt động không đi theo đúng quy luật vốn có của nó. Kinh nguyệt có thể tới sớm hơn, muộn hơn, kinh nguyệt ít thậm chí là không có kinh nguyệt...
Việc xác định tại sao kinh nguyệt không đều sẽ giúp chị em có cách điều trị kinh nguyệt không đều hiệu quả dứt điểm.
Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu tử cung dưới ảnh hưởng của sự tụt giảm đột ngột estrogen hoặc estrogen cùng progesteron có tính chất chu kỳ. Kinh nguyệt là một điều kỳ diệu, diễn ra mỗi tháng một lần ở người phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ.
Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày hành kinh đầu tiên của chu kỳ này đến ngày đầu hành kinh của chu kỳ kế tiếp. Một chu kỳ kinh bình thường sẽ kéo dài từ 28 - 32 ngày, số ngày hành kính từ 3 - 7 ngày với lượng máu kinh là 50 - 80 ml.
Nếu chu kỳ kinh của bạn ngắn hơn dài hơn và lượng máu kinh cùng màu sắc thất thường thì được gọi là kinh nguyệt không đều.
Các vấn đề kinh nguyệt có liên quan trực tiếp để khả năng sinh sản, thụ thai của người phụ nữ, với chị em trong độ tuổi sinh sản nếu chủ quan với hiện tượng kinh không đều có thể dẫn tới vô sinh, hiếm muộn.
Kinh nguyệt không đều có sao không?
1. Gây thiếu máu
Chảy máu kinh nguyệt nhiều là một nguyên nhân gây thiếu máu, nó là nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu máu (giảm hồng cầu máu) ở phụ nữ tiền mãn kinh. Sự mất máu hơn 80mL mỗi chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể dẫn đến thiếu máu. Hầu hết các trường hợp đều là thiếu máu nhẹ. Tuy nhiên, dù là thiếu máu nhẹ đến trung bình cũng có thể làm giảm vận chuyển oxy trong máu, gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt và da xanh xao, thiếu sức sống, thậm chí ngất xỉu nhiều lần. Thiếu máu nặng nếu không được điều trị có thể dẫn đến các vấn đề về tim.
2. Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản
Rối loạn kinh nguyệt có thể là biểu hiện của một số bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, polyp cổ tử cung, u nang buồng trứng,... Rối loạn kinh nguyệt đôi khi làm cho vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ dễ nhiễm khuẩn và dẫn đến mắc một số bệnh phụ khoa. Các bệnh phụ khoa nếu không điều trị kịp thời rất dễ chuyển biến thành bệnh ác tính và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
3. Nguy cơ vô sinh
Nguy cơ hiếm muộn, thậm chí là vô sinh ở những người bị rối loạn kinh nguyệt là rất cao. Rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện của sự bất thường về sinh lý ở phụ nữ. Chu kỳ kinh nguyệt không đều dẫn tới việc khó khăn trong dự tính ngày rụng trứng, làm giảm khả năng thụ thai. Có một tỉ lệ lớn các chị em phụ nữ ở độ tuổi 30-40 tuổi vẫn chưa có con bị rối loạn kinh nguyệt. Nó chứng minh rối loạn kinh nguyệt làm giảm khả năng thụ thai và có nguy cơ vô sinh cao.
4. Ảnh hưởng đến nhan sắc
Phụ nữ được gọi là phái đẹp nên sắc đẹp là vấn đề mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng quan tâm. Rối loạn kinh nguyệt làm cho cơ thể mệt mỏi, da xanh xao, dễ cáu gắt làm cho chị em phụ nữ trông thiếu sức sống, xuống sắc.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ
Địa chỉ: Số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Tổng đài tư vấn miễn phí: 0365115116 hoặc Click Tư Vấn Miễn Phí.
Tham khảo:
https://trello.com/pkphukhoathaiha